Chuyển đến nội dung chính

8 nguyên tắc an toàn khi đi du lịch của Trần Đặng Đăng Khoa

Những vật bất ly thân của Khoa là giấy tờ tùy thân, thẻ ATM, số điện thoại hỗ trợ khẩn cấp và bộ sơ cứu y tế.


Trần Đặng Đăng Khoa vẫn đang trên đường chinh phục giấc mơ đi vòng quanh thế giới bằng xe máy. Dưới đây là những kinh nghiệm đảm bảo an toàn khi du lịch nước ngoài được Khoa đúc kết và chia sẻ.  

1. Giấy tờ tùy thân  

Trước chuyến đi bạn nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân và những thứ cần thiết để nhập cảnh, đi lại trên quốc gia sắp đến. Hộ chiếu, các trang có visa, dấu xuất nhập cảnh, bằng lái, giấy tờ xe, bảo hiểm du lịch... đều phải chụp lại, photo ra thành nhiều bộ và cất ở nhiều nơi.

Riêng bản gốc phải luôn mang theo mình, bạn có thể bỏ trong balo hoặc túi nhỏ cất trong lớp áo trong cùng. Nên có ít nhất 2 bản photo để trong balo khác và cốp xe máy.   

Giấy tờ tuỳ thân luôn phải photo thành nhiều bản và cất an toàn.

Giấy tờ tuỳ thân luôn phải photo thành nhiều bản và cất an toàn.

Để chắc chắn hơn nữa, bạn nên scan lại giấy tờ, lưu lại trong điện thoại, ổ cứng, laptop và tải lên các kho lưu trữ trên internet. Nếu đi nhóm nhiều người thì cất chéo cho nhau, người này giữ giùm người kia. Trong trường hợp mất giấy tờ, bạn còn có bản photo để xác nhận nhân thân hoặc trình Đại sứ quán Việt Nam để làm passport xuất cảnh về. 

Trần Đặng Đăng Khoa lưu ý, giấy tờ là vật tối quan trọng nên anh hay bỏ trong 2 lớp túi nylon chống nước, bỏ vào balo và lại trùm áo mưa balo lần nữa để chống bị ướt. Đây cũng là một lớp bảo vệ an toàn khỏi những kẻ móc túi, hạn chế rơi rớt đồ.

Nếu ngủ dorm, bạn nên nhét giấy tờ dưới gối, đi tắm đi vệ sinh cũng nhớ mang theo. Để an toàn hơn nữa, bạn cũng có thể chụp ảnh giấy tờ tùy thân là ảnh khóa màn hình điện thoại để ai cũng có thể đọc được khi gặp sự cố.  

2. Tiền mặt và thẻ ATM  

Không bao giờ mang theo tất cả tiền mặt, trừ khi đi du lịch gần trong thời gian ngắn. Bạn chỉ nên để một khoản đủ tiêu trong thời gian đầu, còn lại gửi vào thẻ ATM, đi đến đâu thì thanh toán bằng thẻ hoặc tìm ATM để rút tiền.  

Bạn cũng nên để một lượng tiền mặt nhỏ trong túi riêng, khi cần thì rút ra thanh toán nhanh, không cần mở bóp hay balo. Ngoài ra bạn cũng trữ một ít ngoại tệ như USD hay Euro trong người vì đi đâu cũng đổi được.

Luôn chuẩn bị sẵn một ít tiền mặt để chi tiêu, còn lại nên để trong thẻ ATM.

Luôn chuẩn bị sẵn một ít tiền mặt để chi tiêu, còn lại nên để trong thẻ ATM.

Để dự phòng, Khoa làm ba thẻ ATM, một của ngân hàng nước người, hai cái còn lại của ngân hàng Việt Nam. Thẻ Visa, Mastercard, bạn buộc phải nhớ ba chữ cố PIN lock, sau đó cạo đi luôn. Trước khi đi, Trần Đặng Đăng Khoa cũng phải báo trước với ngân hàng phát hành thẻ là sẽ rút tiền ở nước ngoài nhiều, tránh trường hợp bị khóa thẻ do lý do an ninh.  

Bạn cũng nên để thẻ ATM và tiền mặt ở nhiều nơi để đảm bảo luôn có dự phòng. Tránh để các thẻ trong ví vì khi tiếp xúc trực tiếp chúng dễ bị trầy xước, hư phần thẻ từ.  

3. Điện thoại và số điện thoại khẩn cấp    

Do thường xuyên di chuyển, Trần Đặng Đăng Khoa mang theo ba chiếc điện thoại. Một chiếc tốt để chụp hình, truy cập các ứng dụng. Một điện thoại cơ bản có GPS, gắn trước xe để dẫn đường. Một chiếc điện thoại pin khỏe, tắt nguồn để trong balo để phòng hờ nếu hai chiếc kia có vấn đề.

Đến nước nào Khoa sẽ mua sim và gói data của nước đó để dùng. Bạn cũng nên lưu trong máy số điện thoại của cảnh sát địa phương, cứu hộ, bảo hiểm, ISOS (cứu hộ quốc tế) và số người Việt ở nơi bạn sắp đến.  

Trên điện thoại bạn cũng nên tải về những ứng dụng cần thiết như: Bản đồ offline, ứng dụng sơ cứu y tế cơ bản, ứng dụng dịch ngoại ngữ.... Đây là những ứng dụng có thể sử dụng được ngay cả khi không có kết nối Internet.  

4. Chỗ ăn ngủ, cắm trại

Vì nhiều đồ đạc mang theo, Trần Đặng Đăng Khoa thường thuê phòng riêng, không ngủ phòng dorm để đảm bảo an toàn. Lựa chọn tốt nhất là xin ở nhà người quen.

Theo Khoa, chìa khóa của các khách sạn giá rẻ thường rất sơ sài, bạn nên mang theo một ổ khóa dự phòng để khóa thêm. Ổ khóa này cũng có thể dùng để khóa bánh trước xe máy nếu cảm thấy khóa cổ xe chưa đủ an toàn.

Buổi tối trước khi đi ngủ bạn nên kiểm tra khóa trái, khu vực dễ bị đột nhập thì nên chuẩn bị thêm miếng chặn cửa. Theo kinh nghiệm của Trần Đặng Đăng Khoa, nếu trái cửa bị hư hoặc không có, bạn có thể lấy balo, nón bảo hiểm, bàn ghế chặn ở cửa rồi đặt chiếc ly inox lên mép bàn, trong trường hợp có người cố tình vào thì cũng sẽ đánh thức mình.

Khi nhận phòng khách sạn, bạn cũng nên chụp lại địa chỉ nơi ở, đánh dấu địa điểm trên bản đồ để khỏi bị lạc. Khi lên phòng bạn cũng nên để ý cầu thang bộ và lối thoát hiểm ở đâu để dùng trong trường hợp khẩn cấp.

Nếu phải cắm trại nhiều, bạn không nên mang theo quá nhiều đồ quý giá. Trần Đặng Đăng Khoa hay áp dựng nguyên tắc: Chỗ nào vắng người và không ai biết mình ở đó thì chính là chỗ an toàn nhất. "Nếu ra biển, bạn có thể cắm trại sau mấy hòn đá lớn, vào sa mạc thì núp sau mấy đụn cát, không ai biết mình ở đó thì sẽ không thể hại mình được". 

Tuy nhiên, bạn cũng phải kiểm tra kỹ nơi mình cắm trại có an toàn, gần chỗ nguồn nước dễ dâng, có rắn rết không, nền đất thế nào và phải xem trước nếu có ai tấn công thì chạy về phía nào. Khi ngủ lúc nào cũng có một cái đèn pin và con dao để ở ngay đầu khi cần có thể lấy ngay.  

5. Sức khỏe và y tế

Theo Khoa, sức khỏe là vấn đề quan trọng trong chuyến đi, nếu mệt sẽ không đi được, mà đi cũng không vui vẻ.

Việc đầu tiên bạn phải chú ý là đồ ăn ở đó có hợp vệ sinh không. Nếu ghé nhà hàng, bạn nên hỏi nhà vệ sinh ở đâu, tiện đường ngó qua xem gian bếp có vệ sinh không.  

Trần Đặng Đăng Khoa cho rằng đồ ăn dọc đường vẫn tốt, nếu bạn cảm giác không an toàn, có thể mua đồ ăn liền cho qua bữa rồi tìm chỗ ăn sau. Nếu đi xa và đi bằng xe máy bạn nên uống nhiều nước, luôn mang theo ít nhất một lít nước bên người để uống, rửa vết thương, rửa mặt nếu bị say nắng. Nước sinh hoạt ở một số thành phố có thể uống được, nhưng nhiều nơi nước đóng chai thậm chí còn có thể làm giả hoặc không đảm bảo vệ sinh, như Ấn Độ.

Bạn luôn phải mang theo bộ sơ cứu y tế trong người. Số lượng và thuốc men tùy theo địa hình, thời tiết và thể trạng của mỗi người. Bộ sơ cứu nên để ở nơi có thể lấy ra nhanh.

Bạn cũng nên mang thêm giấy tờ khám sức khỏe tổng quát để nhân viên y tế hoặc cứu hộ biết tiểu sử bệnh, nhóm máu và các thông tin cần thiết trong trường hợp bị bất tỉnh. Trước khi đến đâu bạn cũng nên tìm hiểu trước về thời tiết, mang theo quần áo phù hợp.

Nếu đi bằng xe máy, xe đạp hoặc đi bộ, bạn nên tránh tiếp xúc với nắng nóng quá lâu, luôn giữ cho thân nhiệt ở mức ổn định nhất có thể. Một số quốc gia yêu cầu du khách phải tiêm chủng mới cho nhập cảnh. Bạn cũng nên chích ngừa tại trung tâm chủng ngừa quốc tế trước khi khởi hành.  

6. Cảnh giác với kẻ gian  

Nếu đã đi du bạn nên mở lòng, sẵn sàng tiếp chuyện và giao lưu với người địa phương. Tuy nhiên bạn cũng nên cảnh giác vì ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu. Việc phân biệt người tốt, xấu chủ yếu dựa vào trực giác. Nếu thấy ai nhiệt tình quá mức hoặc có thái độ quá mức, bạn nên bình tĩnh, không nên cáu giận hay tỏ thái độ sợt sệt. Khi cần có thể hét lên để thu hút sự chú ý của mọi người.

Hãy hoà nhập với người địa phương nhưng phải cảnh giác kẻ gian.

Hãy hoà nhập với người địa phương nhưng phải cảnh giác kẻ gian.

Bạn cũng nên hạn chế để lộ những thông tin như ở đâu, đi đâu, cùng ai với người tò mò, mới quen biết. 

Những đồ đạc quan trọng bạn nên bỏ trong balo và luôn mang theo người. Khi đi xe, tàu hay ngủ dọc đường, đồ đạc nên kẹp giữa hai chân ngay cả khi vào quán ăn.

Quần áo nên gọn gàng, lịch sự, tránh gây chú ý. Tốt nhất là dân địa phương mặc thế nào bạn mặc như vậy. Biết nói dối và nên nói dối lúc cần thiết, đặc biệt là các bạn nữ.

Khi có cảm giác bị dẫn vào chỗ nguy hiểm, bị gây chuyện hoặc có người ve vãn, có thể giả vờ gọi cho bạn, nói đang trên đường đến hoặc đang chờ bạn đến đón.  

7. An toàn trên đường đi  

Nếu chọn phương tiện di chuyển là xe máy, bạn cần phải tỉnh táo và dừng nghỉ hợp lý. Dù đi đường thẳng, đi đèo hay trong thành phố, bạn phải luôn quan sát mặt đường, đèn đỏ, hai bên, trước sau khi làm bất cứ điều gì. Bạn nên lắp gương chiếu hậu cho tiện quan sát, để đảm bảo an toàn, bạn có thể dừng hẳn để quan sát rồi mới sang đường. 

Điều quan trọng nhất bạn phải nhớ khi phượt đường dài là tránh xe lớn, không bao giờ chạy trước, chạy sau hoặc song song với xe lớn vì nếu có sự cố sẽ rất nguy hiểm. Nếu xe lớn chạy chậm thì vượt qua và giữ khoảng cách xa. Còn nếu họ chạy trước mình và chạy khá nhanh thì cứ để họ chạy trước một đoạn xa. Khi vượt bạn nhớ nhá đèn hoặc bấm còi thông báo nếu cần thiết.

Đồ bảo hộ trong những chuyến đi dài đặc biệt quan trọng. Bạn nên trang bị đầu đủ: Nón fullface, giày cao cổ, găng tay, nếu được cả áo phản quang. Đừng bao giờ chủ quan vào tay lái của mình, bạn cũng nên học cách ngã an toàn, tránh những va chạm mạnh khi xảy ra sự cố.  

8. Một số lưu ý khác

Bạn nên tìm trước thông tin liên lạc của sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để tìm đến khi cần. Trước khi rời khách sạn, bàn ăn, tàu xe, hãy nhìn lại chỗ vừa đi để đảm bảo không bỏ quên gì. Passport, bóp tiền, điện thoại, laptop, máy ảnh, giấy tờ là những thứ bạn nên kiểm tra đầu tiên trước khi rời đi. Nếu di chuyển bằng xe buýt, ôtô hoặc xe lửa, bạn nên chọn ghế ở giữa xe, gần cửa ra vào, kẹp balo giữa hai chân hoặc đeo ngược phía trước. Bảo hiểm du lịch cũng rất quan trọng cho những chuyến đi xe. Chi phí mua bảo hiểm không quá lớn nhưng sẽ hữu ích khi bạn gặp sự cố trên đường du lịch.

Nguồn: Vnexpress

Bạn có thể tham khảo đặt các tour du lịch trong và ngoài nước tại đây


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kinh nghiệm du lịch Đài Loan - những điểm cần lưu ý khi đi du lịch Đài Loan

Hòn đảo hình chiếc lá lững lơ giữa Thái Bình Dương từng được người Bồ Đào Nha gọi là Hòn Đảo Xinh Đẹp - ilha Formosa. Đài Loan ngày nay nổi tiếng không chỉ kinh tế - vốn được mệnh danh “Con Rồng Châu Á” - mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách khắp nơi trên thế giới. Du khách đến với Đài Loan để được ngắm nhìn những thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú, gặp gỡ những người dân hiền hòa, dễ mến cùng nền văn hóa cổ truyền rực rỡ sắc màu, ngắm nhìn những thành phố hiện đại, mua sắm tại những ngôi chợ đầy ắp hàng hóa luôn nhộn nhịp hàng đêm và thưởng thức những món ăn tuyệt vời. Hãy đến Đài Loan để hòa cùng nhịp đập của trái tim châu Á. Sơ nét về Đài Loan Quần đảo Đài Loan nằm ở ngoài khơi Thái Bình Dương, cách bờ biển phía đông Trung Quốc khoảng 140km. Đài Loan có diện tích khoảng 35.980 kmv, dân số hơn 23,4 triệu người. Có 93% dân số theo tôn giáo Trung Hoa cổ truyền (hòa trộn với Phật giáo, Đạo giáo), và 4,5% dân số theo đạo Thiên Chúa. Có 3 thành phố lớn, là Đài Bắc (hơn 2,66 tri

Kinh nghiệm du lịch Ai Cập – những điểm cần lưu ý khi đi du lịch Ai Cập

Kinh nghiệm du lịch Ai Cập – những điểm cần lưu ý khi đi du lịch Ai Cập Ai Cập, tên đầy đủ là Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là quốc gia duy nhất trên thế giới có biên giới thuộc cả 3 châu lục của lục địa Phi – Á – Âu. Nằm ở góc đông bắc của châu Phi, bắc qua góc tây nam của châu Á bởi một dải đất hình thành bởi bán đảo Sinai, lãnh thổ Ai Cập chủ yếu nằm trong thung lũng sông Nile, phía bắc giáp với Địa Trung Hải, giáp với dải Gaza và Israel ở phía đông bắc, Vịnh Aqaba ở phía đông nam, biển Đỏ ở phía đông nam, Sudan ở phía nam và Libya ở phía tây. Một số thông tin Ai Cập là quốc gia đầu tiên được hình thành của nhân loại có lịch sử lâu đời nhất với những nền văn hóa cổ đại bắt nguồn từ thiên niên kỉ thứ 10 trước công nguyên. Ngôn ngữ chính thức của Ai Cập là tiếng Ả Rập, với nhiều nhánh khác nhau như Ả Rập Ai Cập, Ả Rập Sa’idi, Ả Rập Sudan. Tiếng Hy Lạp, tiếng Armani và tiếng Ý được sử dụng chủ yếu bởi dân nhập cư. Các ngoại ngữ được dạy chủ yếu trong trường học là tiếng Anh, tiếng Pháp,

Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt - - những điểm cần lưu ý khi đi du lịch Đà Lạt

Cách thành phố Hồ Chí Minh 300km, Đà Lạt là thành phố lý tưởng để bạn trốn cái nóng mùa hè hay tận hưởng cảm giác mùa đông se lạnh. Đà Lạt nổi tiếng với những thắng cảnh như Hồ Xuân Hương, Thung Lũng Vàng, Đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Tình Yêu, Langbiang… tất cả đã tạo nên một Đà Lạt lung linh, huyền diệu. Đà Lạt có nhiều dân tộc anh em như Hoa, Cơ Ho, Tày, Nùng, Chăm nhưng trong đó chiếm đại da số vẫn là người kinh. Phương tiện đi lại Có hai cách để đi đến Đà Lạt đó là bay và đi xe khách Phương Trang. Để bay tới Đà Lạt bạn có thể đi của Vietjet air hoặc VietnamAirlines. Hai hãng này luôn có những đợt vé máy bay giá rẻ. Bạn chịu khó để ý trên mạng hoặc đăng ký mail với họ để có vé giá rẻ như ý. Ngoài ra bạn có thể đi xe giường nằm đi Đà Lạt từ Sài Gòn, xe mình hay chọn đi là Phương Trang, hãng này uy tín và chất lượng tốt. Bạn có thể đi các chuyến 20h30, 23h từ Sài Gòn. Từ Hà Nội hay Đà Nẵng bạn nên bay trực tiếp đến Đà Lạt để tiết kiệm thời gian di chuyển. Từ miền Tây thì phải đi xe th